15 Mẹo tuyệt vời để cải thiện SEO cho Blog của bạn

SEO là một công việc quan trọng đối với bất cứ ai sở hữu một Blog hay một trang web. Đó là cách tốt nhất để gia tăng lưu lượng truy cập cho Blog.
Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu về SEO và cách để làm việc với nó. Vì vậy bài viết này là một hướng dẫn tuyệt vời. 15 mẹo được viết dưới đây có thể sẽ giúp Blog của bạn cải thiện được thứ hạng tìm kiếm.
Để tìm hiểu chi tiết hơn về 15 mẹo này, hãy tiếp tục đọc.
Nội dung bài viết
Sửa các liên kết hỏng
Liên kết hỏng là các liên kết không thể truy cập hoặc liên kết đến trang không tồn tại.
Liên kết hỏng ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm tương tác của khách truy cập trên trang web. Ngoài ra nó ảnh hưởng gián tiếp đến SEO, một tác động xấu.
Trên trang xuất hiện các liên kết hỏng cũng phản ánh một phần người chủ trang web không thường xuyên cập nhật mới nội dung, vì vậy các nội dung đó được coi như cũ và lỗi thời. Nội dung cũ và lỗi thời gần như khó có được thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm.
Trước đây có thể bạn không quan tâm đến điều này nhưng bây giờ bạn sẽ cần cải thiện nó.
Có một cách đơn giản để tìm ra các liên kết hỏng trên trang web của bạn là sử dụng công cụ Brokenlinkcheck
Điền địa chỉ trang web của bạn ở ô số 1 rồi điền mã Captcha ở ô số 2 sau đó nhấn Find broken links now!

Bạn cần chờ một chút để công cụ này quét trang web của bạn. Nếu trang web của bạn có chứa các liên kết hỏng, nó sẽ hiện ra một bảng liệt kê bao gồm liên kết và trang chứa liên kết

Nhấp vào chữ URL trong bảng danh sách bạn sẽ được trỏ đến trang chứa liên kết hỏng đối xứng với nó.
Bây giờ hãy tìm kiếm cụm từm Link Text như trong bảng sau đó sửa lại liên kết đó.

Bạn có thể sửa liên kết hỏng bằng cách thay đổi liên kết mới hoặc xóa liên kết hỏng khỏi trang.
Thiết lập chuyển hướng cho trang 404
Trang lỗi 404 là một kết quả trả về từ phía máy chủ để thông báo cho khách truy cập rằng trang này không tồn tại hoặc ngụ ý nói rằng bạn đã nhập sai URL.
Về cơ bản thì các trang lỗi 404 cũng ảnh hưởng gián tiếp đến SEO vì vậy bạn cần khắc phục chúng.
Trang lỗi 404 có thể được hiển thị theo nhiều dạng khác nhau tùy thuộc vào cách thiết lập trên trang web đó. Dưới đây là kết quả của một trang lỗi 404 trên Blog của mình.

Bạn có thể tìm thấy các trang lỗi 404 trên trang web của mình bằng công cụ Google Search Console.
Đăng nhập vào Google Search Console sau đó nhấp vào Phạm vi lập chỉ mục > Bị loại trừ.

Bạn sẽ tìm thấy các trang lỗi 404 trong phần Không tìm thấy (404)

Trên trang của mình đang xuất hiện hai liên kết lỗi(Như hình bên dưới)

Cách khắc phục dễ nhất đối với các liên kết không tìm thấy là chuyển hướng chúng đến trang chủ hoặc một trang có ý nghĩa.
Vì vậy mình sử dụng một Plugin vô cùng nhẹ đó là Redirection để thực hiện việc này. Chỉ cần cài đặt sau đó thiết lập chuyển hướng các URL bên trên là xong!

Nhập URL cần chuyển hướng vào ô Source URL và nhập URL chuyển hướng đến vào ô Target URL. Sau cùng nhấn Add Redirections
Xóa URL hiển thị không mong muốn
Có thể một số trang mà bạn không muốn hiển thị trên Google tìm kiếm đã được lập chỉ mục. Điều này là do thiết lập tệp Robots.txt không đúng cách hoặc một số trang mà bạn mới xóa đã được lập chỉ mục trước đó.
Các trang được lập chỉ mục không thể truy cập hoặc lỗi trang không tìm thấy tạo ra tác động xấu đến trải nghiệm khách truy cập. Vì vậy nếu chỉ xóa trên trang web là chưa đủ, bạn cần loại bỏ nó khỏi công cụ tìm kiếm.
Vì vậy để làm điều này bạn chỉ cần đăng nhập vào Google Search Console sau đó tìm đến mục Xóa URL. Nhấp Yêu cầu mới

Sau đó điền URL cần xóa rồi nhấn Tiếp.
Nếu bạn muốn xóa một tiền tố URL, chẳng hạn như xóa các thẻ bài đăng thì bạn hãy chọn “Xóa tất cả URL có tiền tố này” rồi nhấp Tiếp

Cuối cùng nhấn Gửi yêu cầu để xóa

Lưu ý rằng thao tác này chỉ mang tính chất thạm thời và trong khoảng thời gian 6 tháng các URL mà bạn xóa sẽ bị chặn hiển thị trên kết quả tìm kiếm.
Bạn có thể tham khảo cách sử dụng tệp Robots.txt để chặn các URL khỏi các trình thu thập dữ liệu của Google.
Tăng cường liên kết nội bộ
Liên kết nội bộ là một yếu tố quan trọng trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.
Liên kết nội bộ chính là các đường dẫn liên kết đến một nơi khác trên trang web của bạn. Có thể là bài đăng, trang hoặc vị trí trong một trang bài đăng.

Về mặt ý nghĩa liên kết kết nội bộ giúp xây dựng cấu trúc trang web và phân cấp nội dung. Nhờ đó khách truy cập có thể điều hướng đến nhiều nơi trên trang web của bạn hơn. Mặt khác các liên kết nội bộ kêu gọi khách truy cập thực hiện hành động và cho họ thấy được các nội dung có giá trị khác mà bạn liên kết đến.
Các trang được chuyển hướng từ liên kết nội bộ cho thấy mức độ tin cậy và gia tăng độ tín nhiệm. Vì thế các công cụ tìm kiếm có thể sẽ theo dõi và xếp thứ hạng các liên kết nội bộ mà bạn hướng đến. Trên một trang web có nhiều liên kết nội bộ, chúng đi từ trang này đến trang khác sẽ càng gia tăng khả năng tăng thứ hạng tìm kiếm.
Nhắm mục tiêu quốc tế
Nhắm mục tiêu đến một quốc gia cụ thể giúp Google hiển thị các nội dung trang web của bạn sao cho phù hợp với người dùng theo vị trí địa lí đó.
Điều này giúp khả năng hiển thị nội dung trang web được tối ưu hóa trên công cụ tìm kiếm.
Nếu trang web của bạn đang sử dụng địa chỉ miền cấp cao nhất dùng chung như .com hoặc .org bạn có thể thực hiện nhắm mục tiêu quốc tế. Các miền cấp cao nhất dùng chung thường là những miền không liên kết hoặc liên quan đến một quốc gia cụ thể. Bạn có thể xem danh sách những miền cấp cao nhất dùng chung ở đây
Để thiết lập nhắm mục tiêu quốc tế cho trang web của bạn, hãy đăng nhập vào Google Search Console sau đó tìm đến phần “Các công cụ và báo cáo cũ”, nhấp vào “Nhắm mục tiêu quốc tế“

Bên tab quốc gia bạn hãy chọn quốc gia mà bạn muốn hướng đến.

Miền .com trên Blog này của mình cũng là một miền cấp cao nhất dùng chung. Vì vậy mình hoàn toàn có thể sử dụng được tính năng này.
Ping đến các dịch vụ cập nhật
Dịch vụ cập nhật là công cụ hữu ích để bạn thông báo đến các công cụ tìm kiếm rằng bạn vừa mới xuất bản hay cập nhật một nội dung mới trên trang web của mình.
Trên WordPress, cơ chế này diễn ra tự động. Đây cũng là cách để giúp các bài viết mới được lập chỉ mục nhanh hơn.
Bạn có thể sử dụng danh sách dịch vụ cập nhật dưới đây để thêm vào trang web WordPress của mình.
http://rpc.pingomatic.com
http://bing.com/webmaster/ping.aspx
http://ping.blo.gs/
http://blog.goo.ne.jp/XMLRPC
http://blog.with2.net/ping.php
http://blogping.unidatum.com/RPC2
http://blogpingr.de/ping/rpc2
https://ping.blogs.yandex.ru/RPC2
http://ping.blo.gs/
http://ping.feedburner.com
http://rpc.blogrolling.com/pinger/
http://rpc.technorati.com/rpc/ping
http://rpc.weblogs.com/RPC2
http://www.feedsubmitter.com
http://blo.gs/ping.php
http://www.pingmyblog.com
Truy cập vào phần Cài đặt > Viết, kéo xuống dưới và dán vào ô Dịch vụ cập nhật danh sách bên trên.

Mình cũng đã viết một bài rất chi tiết về Danh sách dịch vụ cập nhật ở đây, bạn có thể đọc nó.
Sử dụng từ ngữ kích thích nhấp chuột
Ngôn từ là một phép màu. Phải nói như vậy.
Để kích thích hành vi nhấp chuột từ người dùng, bạn nên sử dụng những từ ngữ mang tính nhấn mạnh hoặc thôi thúc. Các tiêu đề hoặc mô tả chứa các từ ngữ kích thích thường mang lại lượt nhấp chuột cao hơn.

Các từ ngữ mà bạn nên thêm vào tiêu đề hoặc mô tả:
- Từ ngữ nhấn mạnh: Tốt nhất, tuyệt vời, uy tín nhất, chi tiết nhất.
- Từ ngữ cho nội dung xếp hạng: Đứng đầu, Top, Danh sách.
- Từ ngữ cho nội dung hướng dẫn: Làm thế nào, Cách để, Hướng dẫn, Từ A-Z, Tất cả về.
- Các con số cụ thể
Tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng có thể sử dụng những từ ngữ như vậy. Có thể điều này sẽ làm cường điệu hóa cho nội dung hoặc mang ý lừa gạt người đọc. Nếu bạn có một nội dung suất sắc, hãy sử dụng những từ ngữ kích thích.
Đọc thêm về 6 Mẹo hàng đầu để viết tiêu đề bài đăng siêu thu hút
Thêm thuộc tính ALT cho hình ảnh
Thuộc tính ALT là một dòng văn bản thay thế để mô tả hình ảnh. Nó có tác dụng trong các trường hợp hình ảnh của bạn bị lỗi không hiển thị thì văn bản thay thế sẽ hiển thị vào đó.
Văn bản thay thế hình ảnh vô cùng hữu ích cho trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm, giúp chúng lập chỉ mục hình ảnh đúng cách.
Thêm thuộc tính ALT cho hình ảnh vô cùng đơn giản. Trong trình soạn thảo văn bản, nhấp vào hình ảnh sau đó thêm văn bản thay thế vào ô “ALT Text“

Để phát hiện các thuộc tính ALT bị thiếu trên một trang, bạn có thể sử dụng công cụ Adresults
Nhưng nếu bạn muốn quét toàn bộ trang web, mình khuyên bạn nên sử dụng Ahrefs hoặc Semrush.
Có rất nhiều Plugin tự động thêm thuộc tính ALT cho hình ảnh trên WordPress nhưng mình không khuyến khích bạn làm vậy. Văn bản thay thế hình ảnh cần được viết một cách tự nhiên và mô tả chính xác hình ảnh hiển thị thì như vậy mới tốt cho SEO.
Viết nội dung dễ đọc hơn.
Viết nội dung dễ đọc là một cách để gia tăng trải nghiệm của khách truy cập khi đọc nội dung trên trang web.
Có một điều mà bạn cần nên biết là Google trong những năm gần đây chú trọng rất nhiều vào yếu tố trải nghiệm người dùng và coi đó như một khía cạnh quan để xếp hạng tìm kiếm.
Viết nội dung dễ đọc bao gồm 3 phần mà bạn nên xem xét:
Độ dài câu: Độ dài câu nên được viết trong phạm vi dưới 20 từ. Nếu bạn viết một đoạn nội dung dài quá 20 từ không có dấu ngắt nghỉ có thể sẽ gây cảm giác lan man cho người đọc. Trong trường hợp bạn bắt buộc phải viết các câu dài bạn có thể giữ chúng, nhưng theo mình thì bạn nên hạn chế tối đa.
Xuống dòng nhiều hơn: Trong một đoạn văn dài bạn nên chia ra làm các đoạn nhỏ bằng cách xuống dòng. Như vậy người đọc sẽ dễ dàng quan sát và đoạn nội dung nhìn thông thoáng hơn. Xuống dòng cũng là một cách để chia nhỏ các ý, giúp cho nội dung được truyền đạt trở nên rõ ràng mạch lạc.
Sử dụng thẻ tiêu đề cho mỗi đoạn nội dung: Các thẻ tiêu đề giúp người đọc hiểu được ý chính của các đoạn nội dung kế tiếp. Một phần nó giúp người đọc dễ dàng xem xét nên hay không nên đọc đoạn nội dung nào. Bạn có thể sử dụng một Plugin Mục lục cho các thẻ tiêu đề để người đọc dễ dàng điều hướng đến nội dung trên trang. Tham khảo Plugin Table of Contents Plus
Trong Plugin Yoast SEO cũng có hỗ trợ về “Tính dễ đọc“, vì thế mà bạn có thể dễ dàng hơn để phát hiện những lỗi sai trong quá trình viết nội dung. Yoast SEO cũng dựa trên 3 tiêu chí trên để đánh giá và giúp bạn cải thiện tốt hơn về cách trình bày đoạn văn.

Sử dụng bộ nhớ đệm
Bộ nhớ đệm về cơ bản là một bộ nhớ lưu sẵn thông tin dữ liệu trang web trên trình duyệt khi khách truy cập lần đầu. Những lần truy cập sau đó bộ nhớ này tự động tải xuống thông tin dữ liệu từ trình duyệt giúp trang tải nhanh hơn.
Có thể nói bộ nhớ đệm là một công nghệ giúp cải thiện tốc độ tải trang mà mọi trang web không thể thiếu.
Bạn có thể bật bộ nhớ đệm cho trang web bằng cách sử dụng Plugin, một trong số những plugin mà mình yêu thích là WP Rocket. Đây không phải là Plugin miễn phí có sẵn trong kho plugin của wordpress. Nhưng nó được đánh giá là một trong những plugin bộ nhớ đệm tốt nhất.

Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng một số Plugin miễn phí khác như: W3 Total Cache, WP Fastest Cache, LiteSpeed Cache
Sử dụng lười tải hình ảnh
Lười tải hình ảnh là một kỹ thuật tải trì hoãn các hình ảnh trên trang và gần như không hiển thị cho đến khi khách truy cập cuộn đến vị trí của nó.
Lười tải hình ảnh về cơ bản giúp giảm thiểu các tài nguyên trên trang cho đến khi nó thực sự cần thiết. Hầu hết các trang web có nhiều hình ảnh đều sử dụng kỹ thuật này, nó giảm thiểu đáng kể thời gian tải trang và gia tăng hiệu suất tổng thể của trang web.
Trên thực tế Blog này của mình không sử dụng lười tải hình ảnh. Phần đa các hình ảnh trên trang đều được mình tối ưu rất tốt về mặt kích thước cũng như nén dung lượng. Mình đã chuyển sang sử dụng định dạng webp trên hầu hết các hình ảnh vì vậy nó không hao tốn nhiều dung lượng và vô cùng nhẹ.
Tuy nhiên đối với nhiều trang web, đây là một cách làm tốt.
Bạn có thể sử dụng Plugin Jetpack hoặc Lazy Load để bật lười tải cho hình ảnh. Đây đều là hai plugin dễ cài đặt và sử dụng.

Trong Jetpack bạn hãy nhấp vào Cài đặt > Performance

Sau hãy bật Lười tải cho hình ảnh ở phần “Enable Lazy Loading for Image“

Ưu tiên viết nội dung dạng dài
Những nội dung có từ 1200 từ trở lên được coi là nội dung dạng dài và dưới 1200 từ được coi là nội dung dạng ngắn. Phần lớn mọi người đều đồng ý như vậy.
Nội dung dạng dài thường là những nội dung chuyên sâu và chứa nhiều giá trị trong đó. Nếu bạn là một người hâm mộ Blog này của mình, bạn có thể thấy khoảng 80% nội dung trên Blog này của mình đều là dung dạng dài.
Đối với SEO, nội dung dạng dài là một sự lựa chọn tốt. Google cũng thích những nội dung dạng dài hơn vì nó thường là những nội dung chất lượng, mang lại nhiều giá trị cho người đọc.
Những lợi ích cụ thể của nội dung dạng dài đối với SEO:
- Nội dung dạng dài được xếp hạng tìm kiếm cao hơn
- Nội dung dạng dài dễ có được backlink hơn
- Nội dung dạng dài dễ nhận được nhiều lượt chia sẻ hơn
Trong hình dưới đây từ serpIQ, bạn có thể thấy rằng các trang nội dung đang được xếp hạng cao nhất có khoảng 2.450 từ.

Cập nhật nội dung cũ

Cập nhật nội dung cũ là một chiến lược tuyệt vời để cải thiện cũng như gia tăng thứ hạng tìm kiếm.
Cập nhật nội dung cũ mang lại nhiều lợi ích về SEO như cải thiện chất lượng nội dung và duy trì thứ hạng. Trang web của bạn trở nên toàn diện hơn về mặt nội dung và có tính cải tiến về mặt tổng thể.
Thuật toán của Google thường xuyên thay đổi qua các năm. Vì vậy thứ hạng nội dung hiển thị trên Google tìm kiếm luôn có sự thay đổi. Các nội dung cũ được cập nhật có khả năng thích nghi và phù hợp với những thuật toán mới. Điều này là một lợi thế vô cùng to lớn. Bởi lẽ Google công bằng đối với mọi trang web, chỉ cần luôn làm nó thân thiện với người dùng và mang lại những nội dung có giá trị cho họ.
Sử dụng mạng phân phối nội dung

Mạng phân phối nội dung là một nhóm các máy chủ lưu trữ trên nhiều vị trí địa lí khác nhau. Cơ chế hoạt động của mạng phân phối nội dung vô cùng dễ hiểu. Dữ liệu trang web lưu trữ trong mạng phân phối nội dung sẽ được phân phối đến người dùng truy cập từ các máy chủ có vị trí gần nhất với họ, nhờ vậy mà gia tăng hiệu suất và cải thiện tốc độ tải.
Mạng phân phối nội dung có thể giải quyết vấn đề về hiệu suất đối với các trang web có nhiều tệp tin lớn như hình ảnh đồ họa hay video.
Hiện nay có rất nhiều dịch vụ cung cấp mạng phân phối nội dung. Một trong những dịch vụ phổ biến là Cloudflare, đây cũng là một trong những công ty hàng đầu về dịch vụ lưu trữ. Cloudflare có sẵn gói đăng ký miễn phí sử dụng đáp ứng nhu cầu cho mọi trang web.
Để sử dụng gói miễn phí của Cloudflare, đầu tiên bạn hãy truy cập trang chủ của họ rồi tạo cho mình 1 tài khoản.
Sau đó bạn hãy thêm trang web của mình.

Lựa chọn gói miễn phí rồi nhấn Continue

Tiếp đến bạn sẽ được yêu cầu thêm Nameserver của Cloudflare. Bạn có thể sửa trong cấu hình DNS tên miền của bạn.

Chắc chắn rằng bạn đã xóa Nameserver trước đó (số 3) trước khi thêm Nameserver của Cloudflare.
Sau khi thêm bạn sẽ cần chờ khoảng vài tiếng, sau đó hãy thử Xác nhận trong Cloudflare rằng bạn đã thêm Nameserver rồi.
Chi tiết hơn về cách thiết lập Cloudflare, bạn hãy đọc bài viết này.
Sử dụng Https thay vì Http
Https là giao thức tuyền tải dữ liệu an toàn giữa trình duyệt và trang web, nó là một phiên bản bảo mật của http. Đối với mọi khách truy cập trang web, https vô cùng quan trọng, nhất là với các trang thương mại điện tử. Nơi mà các dữ liệu nhạy cảm như thông tin cá nhân, thẻ tín ddụng..được truyền tải.

Về vấn đề SEO, có thể nói Google thích Https hơn là http. Các trang web sử dụng giao thức https có độ an toàn và bảo mật cao, vì vậy đảm bảo độ tin cậy cho mọi khách truy cập. Các trang web sử dụng http dễ dàng bị tấn công và mất mát dữ liệu, điều này dẫn đến trải nghiệm không tốt từ người dùng.
Có thể nói rằng hầu hết các trang web ngày này đều sử dụng https.
Để có thể sử dụng giao thức https thì trang web của bạn cần được cài đặt chứng chỉ SSL hoặc TLS. SSL và TLS đều là loại bảo mật giúp mã hóa và bảo mật thông tin trong quá trình truyền tải.
Ngày nay có nhiều dịch vụ Hosting có hỗ trợ miễn phí các chứng chỉ bảo mật như SSL và TLS cho trang web, vì thế mà bạn không cần phải mua như trước kia nữa. Bạn có thể tham khảo dịch vụ Hosting tại Namecheap hoặc Tinohost, đây là hai nhà cung cấp dịch vụ Hosting tích hợp sẵn chứng chỉ bảo mật miễn phí.
Suy nghĩ cuối cùng
Trên đây là 15 mẹo tuyệt vời để giúp bạn có thể cải thiện SEO cho Blog của mình. Đó là những cách tốt nhất mà bạn có thể dễ dàng thực hiện. Trên tất cả bạn nên chú trọng nhiều hơn đến trải nghiệm người dùng. Đó cũng là một yếu tố mà Google đặt lên hàng đầu trong việc sắp xếp thứ hạng tìm kiếm. Tốc độ tải trang, tính dễ đọc nội dung, cung cấp nội dung chất lượng là tất cả những gì mà mình đang nói đến.
Hãy chia sẻ bài viết này lên mạng xã hội nếu bạn thấy nó hữu ích và đừng quên để lại bình luận xuống bên dưới, chúng ta sẽ cùng thảo luận thêm về chủ đề này.
Admin của Makemoon qua giao lưu với Nhật Phạm. Chúc blog phát triển bác nhé!
Đây là một vinh dự lớn.
Hy vọng sẽ được kết nối nhiều hơn với Bác.