Con người biết mặc quần áo từ khi nào?

Việc xác định chính xác thời điểm con người bắt đầu mặc quần áo là một thách thức lớn từ trước tới nay.
Theo nghiên cứu thì quần áo ban đầu được cho là thường được làm từ những thứ như da động vật.
Có rất ít bằng chứng khảo cổ có thể được sử dụng để xác định thời điểm đầu tiên con người biết mặc quần áo.
Tuy nhiên, cũng có một số giả thuyết khác nhau dựa trên những gì các nhà khảo cổ học tìm thấy.
Dựa trên nghiên cứu về màu da di truyền, con người bắt đầu rụng lông trên cơ thể khoảng một triệu năm trước, giả thuyết cho rằng đây có thể là thời điểm lý tưởng để con người bắt đầu mặc quần áo để giữ ấm.
Kim khâu bắt đầu xuất hiện khoảng 40.000 năm trước, nhưng nó đã được sử dụng để tạo ra quần áo với nhiều chi tiết, điều đó có nghĩa rằng quần áo có lẽ đã xuất hiện từ rất lâu trước đó.
Điều này vẫn vẫn được bàn tán sôi nổi, các nhà khoa học đã dần thu thập dữ liệu thay thế có thể giúp giải đáp bí ẩn về thời điểm con người chúng ta bắt đầu biết che đậy cơ thể của mình.
Một nghiên cứu gần đây của Đại học Florida kết luận rằng con người bắt đầu mặc quần áo cách đây khoảng 170.000 năm, trùngvới thời điểm kết thúc kỷ băng hà thứ hai.
Nhưng làm thế nào mà họ tìm ra ngày đó?
Đó là bằng cách nghiên cứu sự tiến hóa của loài chấy rận.
Các nhà khoa học quan sát thấy rằng loài rận thích nghi cực kỳ tốt trên quần áo.
Họ đưa ra giả thuyết rằng rận trên cơ thể phải tiến hóa để sống trong quần áo, điều đó có nghĩa là chúng không thể xuất hiện trước khi con người bắt đầu mặc quần áo.
Nghiên cứu này đã sử dụng trình tự DNA của chấy rận để tính toán thời điểm chúng bắt đầu phân chia di truyền.
Những phát hiện của nghiên cứu này rất có ý nghĩa vì chúng cho thấy rằng quần áo đã xuất hiện khoảng 70.000 năm trước khi con người bắt đầu di cư từ châu Phi về phía bắc để đến những vùng có khí hậu mát mẻ hơn.
Việc phát minh ra quần áo có lẽ là một yếu tố khiến việc di cư trở nên dễ dàng hơn.
Ian Gilligan – một giảng viên của trường Đại học Quốc gia Úc nói rằng nghiên cứu này đã đưa ra “Một niên đại sớm bất ngờ đối với quần áo, sớm hơn nhiều so với nhiều bằng chứng khảo cổ học, vì thế nó rất có ý nghĩa. Con người hiện đại có lẽ đã bắt đầu mặc quần áo thường xuyên hơn để giữ ấm khi lần đầu tiên họ tiếp xúc với điều kiện khí hậu của Kỷ băng hà.”
Khi con người chuyển từ da động vật sang dệt may, loại vải đầu tiên mà họ sử dụng được cho là tổ tiên của chất liệu vải nỉ ngày nay.
Những con người đầu tiên bắt đầu dệt vải cách đây khoảng 27.000 năm, giả thuyết này dựa trên khảo cổ về những chiếc giỏ và hàng dệt được khắc trên đất sét.
Khoảng 25.000 năm trước, những bức tượng thần Vệ nữ được tìm thấy mặc nhiều loại quần áo khác nhau, nó cho thấy rằng có thể công nghệ dệt vải đã được áp dụng vào thời điểm đó.
Từ đó, các nền văn minh cổ đại có thể đã tìm ra nhiều chất liệu mà họ có thể sử dụng để chế tạo thành quần áo.
Chẳng hạn, người Ai Cập cổ đại đã sản xuất vải lanh vào khoảng năm 5500 trước Công nguyên, trong khi người Trung Quốc bắt đầu sản xuất lụa vào khoảng năm 4000 trước Công nguyên.
Người ta cho rằng quần áo được phát minh từ xa xưa không chỉ để giữ ấm mà nó còn mang ý nghĩa về mặt thời trang.
Bằng chứng cho luận điểm này là có các sợi lanh nhuộm đã được tìm thấy trong một hang động ở Cộng hòa Georgia, ước tính có từ 36.000 năm trước.
Mặc dù chúng có thể có thêm màu sắc, nhưng quần áo thời kỳ đầu dường như đơn giản hơn nhiều so với quần áo chúng ta mặc ngày nay, chúng chủ yếu là các tấm vải choàng qua vai và buộc ở thắt lưng.
Vào khoảng giữa những năm 1300 ở một số khu vực trên thế giới, với một số tiến bộ công nghệ trong thế kỷ trước thì thời trang quần áo đã bắt đầu có những thay đổi lớn.
Quần áo bắt đầu được sản xuất sao cho vừa vặn với cơ thể con người hơn, chúng được làm với các đường may ttỉ mỉ, dây buộc và nút.
Các loại vải với nhiều màu sắc tương phản cũng đã dần trở nên phổ biến ở Anh.
Kể từ thời điểm này, thời trang quần áo ở phương Tây bắt đầu thay đổi với tốc độ đáng kinh ngạc và chủ yếu dựa trên thẩm mỹ.
Trong khi ở các nền văn hóa khác, văn hóa may mặc thường chỉ thay đổi khi có biến động chính trị lớn, những thay đổi này diễn ra chậm hơn so với hầu hết các nền văn hóa khác.
Tất nhiên các cuộc cách mạng công nghiệp đã có tác động rất lớn đến ngành may mặc.
Giờ đây, quần áo đã được sản xuất hàng loạt tại các nhà máy thay vì chỉ sản xuất tại nhà và chúng được vận chuyển từ nhà máy đến thị trường trong thời gian nhanh chóng.
Kết quả là quần áo dần trở nên rẻ hơn đáng kể, dẫn đến việc mọi người có tủ quần áo lớn hơn.
Điều này góp phần tạo nên sự thay đổi liên tục trong may mặc mà chúng ta vẫn thấy ngày nay.