Hướng dẫn về Google Search Console 2021 chi tiết nhất

Hướng dẫn về Google Search Console chi tiết nhất

Nếu bạn có một trang web, bạn chắc chắn không thể bỏ qua Google Search Console. Một dịch vụ quản trị web miễn phí cung cấp bởi Google với cái tên trước đây là Google Webmaster Tool.

Hướng dẫn này sẽ giúp bạn khai thác được toàn bộ sức mạnh của Google Search Consle. Nhờ đó bạn có thể dễ dàng tối ưu hóa trang web của mình để tăng thứ hạng tìm kiếm.

Nội dung bài viết

Thêm trang web của bạn vào Google Search Console

Đầu tiên bạn hãy đăng nhập vào Google Search Console, sau đó thêm trang web của bạn ở phần góc trên bên trái

Thêm trang web

Tiếp thục bạn hãy thêm địa chỉ Miền hoặc thêm dưới dạng tiền tố URL.

Mình khuyên bạn nên thêm Miền vì như vậy sẽ khai thác được mọi URL trên trang web của bạn.

Trường hợp khác bạn hoàn toàn có thể thêm cả hai.

Thêm miền và tiền tố url trang web

Tiếp đến bạn hãy xác minh Miền hoặc Tiền tố URL.

Đối với miền bạn sẽ phải xác minh bằng cách thêm bản ghi TXT vào cấu hình DNS. Xem hướng dẫn của Google về phần này tại đây

Còn với tiền tố URL bạn có thể xác minh nhanh chóng bằng cách sử dụng thẻ HTML. Sử dụng Plugin Yoast SEO, trong phần Tổng quan tìm đến mục Webmaster Tool rồi dán đoạn mã xác minh vào ô “Code xác nhận từ Google” và lưu lại

Như vậy bạn đã dễ dàng xác minh trang web dưới dạng tiền tố URL

Xác minh quyền sở hữu trang web

Liên kết Google Search Console với Google Analytics

Bạn cần liên kết GA và GSC để trang web của bạn được phân tích chuyên sâu hơn.

Truy cập vào Google Analytics, nhấp vào biểu tượng bánh răng Quản trị > Thuộc tính > Tất cả sản phẩm sau đó nhấp vào liên kết với Google Search Console ở phần bên tay phải.

Liên kết Google search console và Google analytics

Như vậy đã xong, bạn có thể kiểm tra liên kết trong Google Search Console bằng cách nhấp vào Cài đặt > Mối liên kết

Kiểm tra xem google search console đã liên kết với google analytics hay chưa

Mọi dữ liệu báo cáo sau này sẽ được kết hợp để liệt kê dưới nhiều mục khác nhau, bao gồm một số chi tiết từ Google Analytics

Đó là sự kết hợp hoàn hảo!

Thiết lập nhắm mục tiêu quốc tế

Đây là một công cụ báo cáo cũ của Google Webmaster Tool.

Nhắm mục tiêu quốc tế giúp Google xác định cách trang web của bạn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm đồng thời cải thiện kết quả tìm kiếm của Google cho truy vấn địa lý.

Tại bảng điều khiển quản trị Google Search Console, nhấp vào mục “Các công cụ và báo cáo cũ” chọn “Nhắm mục tiêu quốc tế

Công cụ nhắm mục tiêu quốc tế

Tiếp đến hãy nhấp sang tab Quốc gia rồi chọn Quốc gia mà bạn muốn nhắm mục tiêu hiển thị cho trang web.

Ở đây mình hướng đến khách truy cập ở Việt Nam và vì thế mình chọn Việt Nam

Nhắm mục tiêu người dùng quốc gia hướng đến

Nếu trang web của bạn hướng đến khách truy cập ở nhiều quốc gia, tốt hơn hết không sử dụng tính năng này.

Tính năng phù hợp nhất với những tên miền trung lập có phần mở rộng .COM hoặc .ORG

Gửi sơ đồ trang web

Sơ đồ trang web hay còn gọi là Sitemap là một trang liệt kê tất cả các địa chỉ URL có trong trang web.

Sơ đồ trang web có định dạng .XML

Nếu bạn đang sử dụng WordPress, sử dụng Plugin Yoast SEO để tạo sơ đồ trang web miễn phí.

Nhấp vào mục Tổng quan > Tính năng sau đó kéo xuống phần “Sơ đồ trang XML” nhấp tiếp vào dấu ? bạn sẽ có được đường dẫn cho Sơ đồ trang web của mình

Sơ đồ trang web được tạo trong Plugin Yoast SEO

Bây giờ bạn hãy quay trở lại bảng quản trị Google Search Console nhấp vào Sơ đồ trang web trong phần “Chỉ mục

Thêm sơ đồ trang web trong phần chỉ mục

Dán đường dẫn URL Sơ đồ trang web ở trong Plugin Yoast SEO (Phía bên trên) vào ô “Thêm sơ đồ trang web mới” sau đó nhấn Gửi

Gửi sơ đồ trang web mới

Sau khi gửi Sơ đồ trang web, Google Bot sẽ quét toàn bộ trang web của bạn và lập chỉ mục tất cả URL trong sơ đồ trang web bạn gửi.

Bạn nên gửi cả Sơ đồ trang web bài đăng và trang.

Danh sách sơ đồ trang web được tạo bởi Yoast SEO

Google Bot sẽ không lập chỉ mục trang URL trang web của bạn ngay lập tức. Vì vậy bạn sẽ cần chờ đợi để công việc này được diễn ra tự động.

Yêu cầu lập chỉ mục

Như mình nói ở trên, có thể mất một thời gian để Google Bot có thể lập chỉ mục trang web của bạn.

Tuy nhiên bạn có thể tác động để giúp quá trình này diễn ra nhanh hơn bằng cách sử dụng công cụ “Kiểm tra URL

Nhập URL mà bạn muốn kiểm tra vào ô “Kiểm tra URL” trên cùng sau đó chờ một vài phút để hệ thống kiểm tra

Công cụ kiểm tra URL

Tiếp đến bạn có thể nhìn thấy URL của bạn đã được lập chỉ mục hay chưa

Để yêu cầu Google lập chỉ mục URL hãy nhấp vào “Yêu cầu lập chỉ mục

Yêu cầu lập chỉ mục URL

Như vậy URL mà bạn yêu cầu lập chỉ mục sẽ được xếp vào hàng đợi ưu tiên.

Bạn cũng có thể sử dụng công cụ này trong trường hợp nội dung của bạn mới được cập nhật.

Chẳng hạn như khi bạn sửa tiêu đề một bài viết cũ, bạn có thể làm như vậy để Google nhanh chóng cập nhật hiển thị tiêu đề bài đăng đã sửa.

Đã yêu cầu lập chỉ mục URL

Tuy nhiên bạn không thể lạm dụng công cụ này vì Google Search Console chỉ cho phép bạn yêu cầu một số lượng nhất định trong ngày.

Nếu bạn có quá nhiều URL cần ưu tiên lập chỉ mục, mình khuyên bạn chỉ nên yêu cầu lập chỉ mục những URL quan trọng hàng đầu để tránh bị giới hạn yêu cầu.

Những URL còn lại bạn có thể thực hiện vào ngày hôm sau và những ngày sau đó

Ngăn không cho Google BOT lập chỉ mục thẻ và danh mục

Thẻ và danh mục có thể khiến trang web của bạn xuất hiện nhiễu loạn trên Google tìm kiếm.

Mặc dù vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào thứ hạng tìm kiếm, trong ít trường hợp các đường dẫn như thẻ và danh mục khó có thể có được xếp hạng tốt.

Tỷ lệ nhấp vào các đường dẫn thẻ tag và danh mục có thể ảnh hưởng ít nhiều đến trải nghiệm của người dùng.

Vì vậy bạn có thể cân nhắc việc ngăn chặn các công cụ tìm kiếm lập chỉ mục chúng

Để thực hiện điều này hãy truy cập vào phần “Hiển thị khi tìm kiếm” trong Plugin Yoast SEO. Tiếp tục nhấp vào Tab “Nguyên tắc phân loại“. Áp dụng tùy chọn tắt cho thẻ, chuyên mục và Format.

Ngăn không cho Google Bot lập chỉ mục chuyên mục trong Yoast SEO

Kiểm tra bảo mật

Kiểm tra bảo mật là một bước quan trọng để xác định mức độ an toàn trang web của bạn

Tại bảng điều khiển Google Search Console, nhấp vào “Vấn đề bảo mật” tại mục “Bảo mật và thao tác thủ công

Công cụ kiểm tra bảo mật trong google search console

Nếu trang web của bạn an toàn, bạn sẽ thấy bât cứ vấn đề nào.

Trang web an toàn kiểm tra bởi công cụ bảo mật google search console

Kiểm tra URL đang hoạt động

Kiểm tra URL đang hoạt động có thể giúp bạn kiểm tra màn hình hiển thị trên thiết bị di động.

Sử dụng công cụ Kiểm tra URL để kiểm tra, sau đó nhấp vào nút “Kiểm tra URL đang hoạt động” ở góc trên bên phải

Sau khi kiểm tra xong bạn hãy nhấp vào “Xem trang đã kiểm tra“, sử dụng tùy chọn Xem ảnh chụp màn hình

Kiểm tra phiên bản hoạt động của URL ảnh chụp màn hình

Như vậy dựa vào đây bạn có thể xác định được các yếu tố cốt lõi khi hiển thị có gặp vấn đề nào hay không

Chẳng hạn như phông chữ chèn lên nhau, nội dung, màu sắc sai llệch…

Chỉ số thiết yếu về trang

Chỉ số thiết yếu về trang cho biết mức độ ảnh hưởng của trang web dựa trên trải nghiệm người dùng

Tại bảng quản trị nhấp vào “Chỉ số thiết yếu về trang web” tại mục “Trải nghiệm người dùng

Chỉ số thiết về trang web trong google search console

Tất cả những gì bạn thấy ở đây là hai bảng báo cáo trên thiết bị di động và máy tính

Vì vậy bạn có thể thấy được những URL có mang đến trải nghiệm tốt và những URL mang đến trải nghiệm không tốt.

Báo cáo trải nghiệm các URL trên thiết bị di động

Phần lớn các URL kém hoặc lỗi đến từ việc tải trang, số ít có thể do trục trặc máy chủ hoặc sự cố trang web.

Hiệu suất tìm kiếm

Hiệu suất tìm kiếm trong Google search Console là một bảng báo cáo tổng thể những chỉ số quan trọng từ các kết quả tìm kiếm trang web trước đó.

Thông thường mọi người sử dụng Google Search Console chỉ để xem một vài con số cơ bản như lượt nhấp và lượt hiển thị

Tuy nhiên như vậy vẫn chưa khai thác hết sức mạnh của nó. Hãy cùng mình khám phá một vài chức năng quan trọng khác

Bộ lọc hiệu suất

Chức năng này rất hữu ích để lập bảng báo cáo chi tiết cho hiệu suất tìm kiếm

Trước tiên mình sẽ lọc khoảng thời gian tìm kiếm để xem xét các chỉ số báo cáo có sự thay đổi gì theo thời gian

Khoảng thời gian 3 tháng gần nhất

Hiệu suất tìm kiếm trong vòng 3 tháng gần đây

Khoảng thời gian 7 ngày gần nhất

Hiệu suất tìm kiếm trong vòng 7 ngày vừa qua

Như vậy có thể thấy CTR trung bình ở hai khoảng thời gian này chênh lệch 1.2%. Điều này có nghĩa rằng tỷ lệ nhấp trên số lần hiển thị trong 3 tháng qua đến gần đây nhất không có sự sai biệt nhiều.

Mọi thứ hoạt động ổn định và mức độ cũng như xếp hạng tìm kiếm không có nhiều thay đổi.

Mình tiếp tục sử dụng thêm bộ lọc truy vấn để xem những gì diễn ra với các kết quả chứa từ khóa “zalo”

Bộ lọc truy vấn trong kết quả tìm kiếm

Có thể thấy được một vài điểm quan trọng từ báo cáo trên.

Với các truy vấn chứa từ khóa “Zalo” trong 3 tháng qua vị trí hiển thị các bài đăng của mình khá tốt, trung bình 7,4

Số lượt hiển thị là 3,4 nghìn nhưng chỉ có 194 lượt nhấp vì vậy CTR là 5.7%

Các nội dung của mình cho từ khóa “Zalo” không mang lại nhiều lượt nhấp mặc dù ở vị trí khá tốt trong kết quả tìm kiếm.

Đó là những gì bạn có thể đọc được.

Hãy thử kết hợp các bộ lọc khác nhau để xem chức năng này hữu ích như thế nào

Kết hợp nhiều bộ lọc trong kết quả tìm kiếm trang web

Không khó khăn để có được các số liệu quan trọng trong một truy vấn chứa từ khóa xác định theo quốc gia và thiết bị sử dụng.

Nếu bạn chưa quen việc đi vào từng ngách của dữ liệu hãy sử dụng tính năng này nhiều hơn.

Vị trí trung bình

Vị trí trung bình là con số được tính dựa trên vị trí hiển thị cao nhất nội dung trang web trên các kết quả tìm kiếm.

Theo giải thích của Google thì vị trí trung bình có thể được tính toán phức tạp hơn bởi các hiển thị tìm kiếm chứa nội dung dạng băng truyền hay bảng tri thức.

Vị trí trung bình trong kết quả tìm kiếm

Bạn có thể hình dung cách tính vị trí trong kết quả tìm kiếm của các truy vấn như hình bên dưới

Theo trình tự thì vị trí bên trái đầu tiên sẽ được tính là vị trí số 1 và từ đó đi xuống dưới kết thúc trang rồi qua phải lần lượt các vị trí tiếp theo

Thứ hạng tìm kiếm trong trang google tìm kiếm

Vậy thì chỉ số vị trí trung bình này giúp ích gì trong việc tối ưu hóa trang web của bạn?

Thông thường nếu vị trí trung bình trang web từ mức 5 trở xuống, có vẻ yên tâm vì nó đang giữ vị trí cao trong kết quả tìm kiếm.

Nhưng ngược lại nó từ mức 5 trở lên, bạn cần xem xét vì trang web của bạn rất có thể sẽ tụt thứ hạng tìm kiếm.

Mặc dù hầu hết chúng ta đều nói về tính cạnh tranh cao ở các kết quả đầu tiên trên trang tìm kiếm. Nhưng những vị trí thấp hơn nó nếu không cải thiện sẽ rất dễ bị các đối thủ khác vượt mặt

Tiếp nữa, bạn có thể xem xét vị trí trung bình tương quan với CRT như thế nào.

Nếu trang web của bạn có vị trí trung bình ở mức 5 trở lên nhưng tỷ lệ CRT thấp. Điều đó có nghĩa bạn cần tối ưu trên trang để có được tỷ lệ nhấp cao hơn. Hãy cải thiện tiêu đề và mô tả để hấp dẫn người dùng nhấp chuột.

Search Console Insights

Search Console Insights là một bảng tổng quan về hiệu suất nội dung trên trang web giúp chúng ta có thể nắm bắt được những nội dung mà người dùng truy cập và tìm kiếm nhiều nhất.

Đây là một tính năng mới của Google Search Console, tuy nhiên mình cực kỳ ấn tượng về nó.

Trong bảng điều khiển của Google Search Console, tại phần tổng quan nhìn sang bên phải nhấp vào Search Console Insights

Bảng báo cáo tổng quan Search Console Insights

Đây là một sự kết hợp hoàn hảo của Google Search Console và Google Analytics.

Bảng báo cáo này đưa ra các chỉ số báo cáo quan trọng và cần thiết để bất cứ ai đều có thể đọc một cách dễ dàng

Mẹo sử dụng Google Search Console tốt nhất

Google Search Console là một công cụ toàn diện để cải thiện trang web.

Đôi khi không phải ai cũng biết cách khai thác tối đa sức mạnh của nó.

Vì vậy dưới đây là hai mẹo sử dụng Google Seaech Console tốt nhất mà bạn nên nắm bắt

Kiểm tra URL

Kiểm tra URL có hai tác dụng chính để người quản trị web biết nên sử dụng vào thời điểm nào là phù hợp

  • Xuất bản nội dung mới: Mỗi khi xuất bản nội dung mới mình thường sử dụng công cụ này để thúc đẩy nhanh quá trình lập chỉ mục.
  • Cập nhật nội dung cũ: Sử dụng kiểm tra URL để yêu cầu Google lập chỉ mục cho nội dung mà bạn mới cập nhật.

Ngoài ra kiểm tra URL xác định thêm rất nhiều thông tin quan trọng khi một URL đã được lập chỉ mục.

Tính năng nâng cao trong kiểm tra URL

Công cụ này cũng giúp phát hiện lỗi cũng như các trường bị thiếu đối với các dạng URL sản phẩm hay bài đăng đánh giá.

Thêm vào đó, bạn có thể kiểm tra khả năng hiển thị trực quan trên thiết bị di động, màn hình mà khách truy cập nhìn thấy.

Ảnh chụp màn hình trang đã kiểm tra hoạt động

Chỉ số thiết yếu về trang

Các chỉ số về tốc độ hay hiệu năng của trang web ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm của khách truy cập.

Dựa vào tính năng này bạn có thể cải thiện một vài URL đang gặp vấn đề.

Chẳng hạn như trên trang có một vài tệp có kích thước lớn dẫn đến thời gian tải trang chậm. Vì vậy điều mà bạn cần nên làm là giảm kích thước tệp hoặc loại bỏ chúng nếu không cần thiết

Các vấn đề về tốc độ trang ảnh hưởng nhiều nhất trên các thiết bị di động.

Bảng báo cáo chỉ số thiết yếu về trang

Bạn có thể kiểm tra chi tiết hơn bằng cách phân tích URL với PageSpeed

Chỉ số tốc độ index trên bảng báo cáo hiệu suất PageSpeed

Đó là tất cả những gì tốt nhất mà bạn có thể sử dụng từ Google Search Console.

Hãy chia sẻ bài viết này lên mạng xã hội nếu bạn thấy nó hữu ích và đừng quên để lại bình luận xuống bên dưới, chúng ta sẽ cùng thảo luận thêm về chủ đề này.

creative_file-06-07-2022-z4z42b.png
creative_file-11-07-2022-fhy2es.png

Bài đăng liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *