Lý do bạn thất bại khi viết Blog (5 Tiết lộ gây SỐC)

Lý do bạn thất bại khi viết Blog

Trước tiên, hãy ngồi xuống

Mình không chắc khi bạn đọc bài viết này, bạn là một trong hai:

  • Một kẻ thất bại trong công việc viết Blog của mình
  • Một kẻ luôn sợ hãi và tìm kiếm đủ thứ lý do để không thể bắt đầu một Blog

Nói thật với chính bạn đi, con quỷ “chết tiệt” trong con người bạn đó. Bạn phải tự nhận ra bộ mặt thật của chính mình. Mình không nói bạn, vì bạn là một con người tuyệt vời và đầy ước mơ hoài bão. Chỉ là bạn đang đồng bộ bạn với con quỷ yếu đuối và kém cỏi ngự trị bấy lâu trong tâm trí.

Có nhiều người nói về công việc viết Blog là một thứ nhảm nhí và đốt thời gian. Được rồi, có thể họ nói đúng và cũng có thể họ nói sai. Sự thật thì những người thất bại sẽ cho nó là đúng và những người thành công cho nó là sai. Về mặt khách quan, nó không nghiêng về bất cứ phe nào.

Mọi công việc luôn có rủi do và thất bại

Vâng, đó là sự thật nhưng nó không phải là chân lí. Vì vậy nếu bạn đang tìm cách để chứng minh nó là chân lí, thật đáng buồn bạn quá tiêu cực. Hãy nhìn những người thành công trên thế giới đã làm gì trước khi họ thành công: Steve Job, Bill Gates, Thomas Edison, Harland David Sanders, Elon Musk…Họ là những con người thất bại và họ không chỉ từng thất bại 1 lần. Nhưng họ đã lột xác để trở thành những con người thành công gây tiếng vang lớn.

Điều mình cảm thấy thích thú và ngưỡng mộ ở họ là khả năng đào bớt vấn đề và không bao giờ bỏ cuộc. Và đây là câu nói khiến mình tâm đắc

“Failure is an option here. If things are not failing, you are not innovating enough.”Elon Musk

Thất bại là một lựa chọn. Nếu mọi thứ không thất bại, nghĩa là bạn chưa đủ đổi mới. – Elon Musk

Thành công là một hành trình không phải đích đến. Bạn cần nhìn ra vấn đề của chính bản thân mình, nếu bạn không đủ tỉnh táo để làm điều đó hãy “tự vả” một cú tát thật mạnh vào mặt mình. Đó là cách mà mình đã từng nghiêm khắc với bản thân, nó không thể được chiều chuộng bởi những suy nghĩ tiêu cực rác rưởi.

Nhiều người đang tự làm công việc của họ trở nên xấu đi, viết Blog là một công việc đầy sự cống hiến và mang lại nhiều giá trị tốt đẹp cho mọi người. Thực tế cho thấy có hơn 600 triệu trang Blog đang hoạt động trên Internet và có khoảng hơn 7,5 triệu bài đăng được xuất bản mỗi ngày từ các trang Blog. Bạn thấy không, khi bạn cảm thấy chán nản thì người khác vẫn đang làm việc, vẫn đang tiếp tục tạo ra những bài đăng, vẫn tiếp tục cho đi giá trị.

Vì vậy hãy dừng biện cớ và vứt đi những suy nghĩ lệch lạc đang phá hủy công việc của bạn.

Bạn muốn lắng nghe điều gì đó từ mình không? Những lí do khiến bạn thất bạn trong công việc viết Blog của mình, có thể có bạn sẽ nhận ra thứ mà bạn đang mắc sai lầm.

Và bạn sẽ được khai sáng…Tiếp tục đọc

Nội dung bài viết

Blog của bạn nghèo nàn

Bây giờ bạn hãy thử mở lại trang Blog của mình và nhìn vào nó, quan sát tỉ mỉ đặt tâm trí vào vai trò là một người khách truy cập.

Bạn giật mình thốt lên: “Ôi trời, một Blog xấu xí và không chuyên nghiệp

Đó là cách bạn nhìn thấy vấn đề, sẽ có một vài lúc như vậy, bạn tỉnh ngộ.

Này bạn, đây là sự thật mà bạn cần nên biết. Hầu hết mọi người đều yêu thích cái đẹp, một cô gái đẹp, một chàng trai đẹp, một cái xe đẹp, một chiếc nơ đẹp…Má ơi, mọi người bị thu thút bởi ma lực của cái đẹp.

Chúng ra sinh ra trên thế giới này với sự không hoàn hảo, vì thế mà tất cả đều hướng đến nó, làm cho mọi thứ đẹp đẽ và trau chuốt. Chắc hẳn bạn đã từng đọc Blog của ai đó và thầm chê bai: “Blog nhìn như bãi ráckhông đáng để đọc.

Hahaha 🤣

Mình không chắc chắn về định nghĩa cái đẹp trong con mắt mỗi người, nhưng luôn có một tiêu chuẩn chung. Vì thế nếu bạn am hiểu góc độ này, bạn là một nhà ảo thuật. Quan trọng bạn hiểu tâm lí của người đọc đối với một trang Blog và cho họ thấy Blog của bạn thân thiện.

Bạn nói, thế thì Blog của tôi phải trông như một cô gái sexy?

Không

Một giao diện chạy mượt, bố cục gọn gàng, phông chữ dễ đọc và không có những quảng cáo bật lên gây phiền thoái. Đó là một Blog đẹp, có thể sánh ngang với nhan sắc của Lee Sung Kyung

Lee Sung Kyung
Lee Sung Kyung

Vì vậy bạn cần makeup lại cho Blog của mình nếu bạn nhận ra điều mình nói. Một số người đã lạm dụng quảng cáo Google Adsense và họ đặt nó ở mọi nơi trên trang web. Nó bật ngang, bật dọc và chèn vào nội dung bài viết làm người đọc bị mất mạch cảm xúc và như thể nội dung bạn viết chỉ để tập trung cho những banner quảng cáo vậy. Như vậy mình cũng sẽ liệt kê đó là một trang blog nghèo nàn.

Đó là sự nghèo nàn về bề nổi, còn bề chìm thì sao? Nhìn đi, Blog của bạn không có lấy một trang giới thiệu đàng hoàng. Ai đó muốn biết về bạn nhưng trời ơi họ loay hoay và không thể tìm thấy bất cứ trang giới thiệu nào trên Blog. Có thể bạn đã cố tình dấu nó đi không cho ai nhìn thấy, có thể bạn xấu hổ khi phải viết điều gì đó về bản thân.

Không nhất thiết phải có một trang giới thiệu màu mè, nó đầy đủ thông tin và người đọc có thể biết bạn là ai và câu chuyện của bạn là gì. Đại loại khách truy cập là những con người tò mò kiểu như vậy đấy.

Như vậy đã đủ chưa?

Chưa.chưa.chưa và chưa

Tổng thể thì bạn sẽ cần trang giới thiệu (nói ở trên rồi), trang chính sách, trang liên hệ, trang thông tin thêm, các liên kết mạng xã hội và nội dung có giá trị. Bạn phải có những thứ này, đó là tiêu chuẩn rồi nếu bạn bảo thủ thì ok thôi. Bạn chấp nhận làm việc với một Blog nghèo nàn và bạn sẽ nhanh chóng rớt trong cuộc thi.

Bạn không có kế hoạch và mục tiêu

Chắc chắn bạn sẽ thất bại nếu bạn không có kế hoạch cụ thể. Ngày nay những người viết Blog chuyên nghiệp đều coi đó là một công việc kinh doanh trực tuyến. Không phải từ ngữ để nói về độ sến của Blog, một hoạt động kinh doanh đúng nghĩa.

Hầu hết các nhà kinh doanh ngoài kia khi thành lập doanh nghiệp của họ, họ đều có cho mình một bản phác thảo kế hoạch kinh doanh cụ thể. Đó là hướng đi mà họ cần tiến tới, cắm một mũi tên phía trước và lao đến nó.

Một kế hoạch có thể được hình dung trong đầu bạn, hay trên một tờ giấy, một file ghi âm hay bất cứ thứ gì. Kế hoạch có thể sẽ thay đổi vì vậy không nhất thiết phải làm nó hoàn hảo ngay từ đầu.

Vậy thì đối với một Blog, kế hoạch kinh doanh cần được phác thảo một cách cụ thể và rõ ràng. Dưới đây là một ví dụ:

  • Tầm nhìn và xứ mệnh mà Blog của bạn hướng đến
  • Xác định trước rủi do và cách để giải quyết rủi do đó
  • Xác định các nguồn thu nhập và chi phí
  • Đối thủ cạnh tranh và từ các từ khóa mục tiêu
  • Mục tiêu cần đạt được trong khoảng thời gian xác định
  • Chiến lược SEO cho Blog

Đó gần như là những gì bạn sẽ cần lên kế hoạch cho Blog của mình. Bạn nên nhớ rằng kế hoạch là những chiến lược mang tính dài hạn và luôn nhất quán.

Với một loạt những kế hoạch kể trên, bạn có thể xem xét và chọn lựa cho Blog của mình. Cân nhắc một vài thứ quan trọng và bạn có thể phác thảo thêm kế hoạch.

Suy cho cùng…

Một bản kế hoạch không đòi hỏi phải chi tiết và quá cầu kỳ, đôi khi kế hoạch có thể phát sinh trong quá trình bạn tạo dựng doanh nghiệp của mình. Chẳng hạn như Blog của bạn đột ngột giảm sút lượng truy cập, điều này có thể là do SEO hoặc một sự cố nào đó từ máy chủ. Vì vậy trong những tình huống này bạn cần phải có một kế hoạch khắc phục, cải thiện SEO bổ sung hoặc sửa chữa các lỗi.

Thiếu mục tiêu là một sai lầm điển hình

Trong kế hoạch thì luôn có mục tiêu, mục tiêu là những gì mà bạn cần đạt được trong khoảng thời gian xác định. Mục tiêu giúp bạn nhìn thấy thành quả và tạo động lực lớn hơn mỗi ngày.

Hãy tưởng tượng mà xem bạn thức giấc với công việc viết Blog và bạn không biết hôm nay phải làm những gì, đó là biểu hiện đầu tiên của việc thiếu mục tiêu.

Mục tiêu thì phải luôn cụ thể, rõ ràng được thể hiện dưới dạng con số hoặc thứ gì đó có thể cân đo đong đếm được. Ví dụ như:

  • Mục tiêu có được 100 lượt truy cập blog mỗi ngày
  • Mục tiêu có được 50 backlink trong vòng 2 tháng
  • Mục tiêu có được 500 người đăng ký danh sách gửi email
  • Mục tiêu kiếm được 1000$ đầu tiên trong 6 tháng

Tuy nhiên, đừng đặt mục tiêu theo kiểu ảo tưởng, đó là những con số hoặc thứ gì đó mà bạn gần như không thể đạt được hoặc vượt xa khả năng của bạn. Kiểu như “tôi sẽ kiếm được 1.000.000$ trong năm đầu tiên viết Blog“. Nó chỉ làm cho bạn nhanh chóng thất bại hơn mà thôi.

Bạn không có sự kỷ luật

Bạn làm mọi thứ hời hợt và không có kỷ luật trong công việc. Bạn thay đổi mục tiêu liên tục và bạn không làm việc với tinh thần của một doanh nhân.

Đó là nguyên nhân chính gây ra sự thất bại của bạn. Kỷ luật có thể là một nỗi đau vì bạn phải ép bản thân làm việc cho mục tiêu và kế hoạch. Nhưng đồng thời nó cũng là một chiếc máy kéo lôi bạn đến sự thành công.

Kỷ luật sẽ tạo dựng cho bạn trở thành một con người như bạn mong muốn. Kỷ luật là cách bạn chống lại những thói quen xấu đang tác động lên bạn mỗi ngày. Bạn cần phải ngủ thêm, bạn cần phải nghe nhạc nhiều hơn, bạn cần phải dành thời gian để chơi game….một loại những thói quen suy nghĩ này chỉ hướng bạn đến vực thẳm mà thôi.

Mặc dù vậy, nếu bạn không khéo léo áp dụng những nguyên tắc cho bản thân, có thể bạn sẽ luôn căng thẳng và áp lực. Vâng, bạn nên làm việc trong niềm vui và sự hăng say nhưng được dẫn dắt dưới bàn tay của sự kỷ luật. Bạn có thể cho phép bản thân thư giãn hoặc làm điều gì đó để tạo năng lượng tích cực nhưng đừng để chúng trở thành thói quen thỏa mãn ham muốn.

Tôi phải trở thành một người như thế

Suy nghĩ có tác động lớn đến hành vi cũng như lời nói của bạn. Vì vậy bạn cần nhận ra những suy nghĩ sai lầm và lệch lạc. Giữa chúng ta luôn có sự khác biệt trong suy nghĩ và điều đó quyết định sự thành bại của mỗi người.

Liên tục nhắc nhở và tự động viên bản thân trong mọi hoàn cảnh tồi tệ. Tôi là một doanh nhân thành công, tôi là một con người hoàn hảo, tôi sẽ giỏi hơn 1% mỗi ngày. Phương pháp tự kỷ ám thị này vô cùng hiểu quả trong những lúc bạn gặp khó khăn hay bế tắc. Vì vậy lâu ngày chúng sẽ ăn sâu vào tâm trí của bạn và tự hướng suy nghĩ của bạn đến những điều tích cực hơn. Giống như một phép màu…

Bạn làm quá ít và suy nghĩ quá nhiều

Nghĩ nhiều và làm ít là một căn bệnh

Có nhiều điều gây ra bởi việc bạn suy nghĩ quá nhiều, nó khiến bạn trở nên ảo tưởng và thụ động hơn mỗi ngày. Bạn nên biết rằng thành quả đến từ hành động không đến từ suy nghĩ.

Suy nghĩ đôi khi là một điều tốt vì nó có thể mang lại ý tưởng tuyệt vời cho bạn. Nhưng một khi nó đã trở thành thói quen và ăn sâu vào trong tâm trí, rất dễ để trở nên lười nhác và thụ động.

Bây giờ hãy lấy những tấm gương thành công để soi lại chính mình. Elon Musk làm việc 16 giờ mỗi ngày, SteveJob làm việc từ 7 giờ sáng đến 9 giờ tối mỗi ngày và người giàu nhất thế giới Bill Gates cũng từng làm việc 16 giờ một ngày. Tất cả những người thành công đều làm việc hơn 8 tiếng một ngày. Họ làm việc chăm chỉ không biết mệt mỏi cho lý tưởng và công ty của họ.

Nhưng tốt hơn

Bạn không cần phải dành quá nhiều thời gian cho công việc như họ đâu, có thể bạn sẽ kiệt sức và điều đó không tốt. Bạn cần làm việc với tinh thần mạnh mẽ và đam mê cháy bỏng, sử dụng hết công suất mà bạn có thể làm mỗi ngày.

Mình không biết chính xác cách nào để có thể ngăn cản một người thôi suy nghĩ viển vông. Không có ai chỉ ra phương pháp rõ ràng vì đặc điểm từng người là khác nhau và gần như khó có thể đưa ra giải pháp cụ thể. Nhưng trên hết, tập trung làm việc là cách tốt nhất để ngừng những suy nghĩ đó.

Bạn viết nội dung không có giá trị

Đây là một vấn đề lớn, rất lớn.

Nội dung không có giá trị là nội dung không mang đến cho người đọc bất cứ một thông tin hay tác động hữu ích nào. Vì thế mà Blog của bạn ngày một tụt thứ hạng tìm kiếm, dần dần trở nên nhàm chán và không ai ghé thăm.

Có thể bạn không nhận ra đâu mới là nội dung có giá trị, vì đôi khi có ích cho người này nhưng lại vô ích cho người kia. Vì thế hãy tập trung vào số đông và những gì số đông đang cần.

Trước tiên, bạn hãy tập trung vào kỹ năng viết lách. Chỉ khi bạn trở nên thành thạo hơn với kỹ năng viết lách bạn mới có thể nhìn ra những gì là có ích đối với mọi người.

Trong một thế giới hoàn toàn khác đời thực, bạn phụ thuộc vào các công cụ tìm kiếm và các trang mạng xã hội. Như vậy bạn đang phụ thuộc và không thể chứng minh rằng bài viết của bạn có giá trị hay không trừ khi Google xếp hạng chúng.

Chỉ đơn giản là…

Người dùng rất kỳ lạ vì đôi khi một bài đăng nhắn và nhảm lí lại được coi là nội dung có giá trị. Những thông tin mang màu sắc giải trí thường như vậy và tác động không hề nhỏ đến họ.

Suy cho cùng…

Nghiên cứu và nghiên cứu

Tìm hiểu và nghiên cứu người đọc của bạn cần gì và đang tìm kiếm điều gì. Chỉ khi bạn cung cấp và đưa ra những thông tin hay lời khuyên mà họ cảm thấy hữu ích thì nội dung bạn viết mới trở nên có giá trị với họ. Bạn có thể sử dụng các công cụ nghiện cứu từ khóa hoặc đọc các bình luận khác nhau để xem người dùng đang cần và mong muốn điều gì .

Chung quy lại

Tất cả những nguyên nhân phổ biến khiến bạn thất bại khi viết Blog được tổng kết lại đó là:

  1. Blog của bạn xấu xí và nghèo nàn
  2. Bạn không có kế hoạch và mục tiêu cụ thể
  3. Bạn thiếu sự kỷ luật bản thân
  4. Bạn làm quá ít và suy nghĩ quá nhiều
  5. Bạn viết những nội dung không có giá trị

Bây giờ bạn có thể xem xét lại tất cả những nguyên nhân trên và nhìn lại chính mình. Điều quan trọng là bạn cần nhìn ra chính xác và khắc phục lại tất cả. Có thể sẽ cần thời gian nhưng bạn không được nản chí.

Một vài phương pháp mà mình áp dụng để bản thân không trở nên nhàm chán và ngày càng tích cực hơn. Bạn có thể xem xét và sử dụng cho chính mình:

  • Liên tục ám thị bản thân trở thành người thành công và tốt đẹp
  • Xem các báo cáo thu nhập từ các Blogger khác
  • Giữ cho mọi thứ xung quanh yên ổn: Mối quan hệ bạn bè, gia đình, xã hội và tình yêu

Hãy để lại bình luận của bạn xuống bên dưới, chúng ta sẽ cùng thảo luận thêm về chủ đề này

creative_file-06-07-2022-z4z42b.png
creative_file-11-07-2022-fhy2es.png

Bài đăng liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *